Chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

3 tháng đầu của thai kỳ hay còn gọi là tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn cần chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu cẩn thận và chu đáo nhất. Đây là thời điểm cơ thể mẹ có nhiều sự thay đổi lớn, đặc biệt là về nội tiết tố bên trong cơ thể, cũng là thời điểm thai nhi chưa thực sự ổn định. Vậy cần lưu ý gì khi chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên? Hãy cùng Zera tìm hiểu nhé!

 

Những dấu hiệu trong 3 tháng đầu mẹ bầu cần chú ý

Nhận biết và phát hiện mang thai là bước đầu để có thể lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu. Mẹ bầu có thể nhận biết những dấu hiệu mang thai sớm qua các biểu hiện như:

  • Có hiện tượng ra máu báo thai
  • Có hiện tượng trễ kinh
  • Đau bụng dưới âm ỉ
  • Có hiện tượng căng tức vùng ngực
  • Tâm trạng thay đổi thất thường
  • Biểu hiện buồn nôn (ốm nghén)

Dấu hiệu mang thai mẹ bầu cần chú ý trong 3 tháng đầu

Những biểu hiện kể trên là những biểu hiện đặc trưng nhất của mẹ bầu trong giai đoạn đầu thai kỳ. Tuy nhiên không phải mẹ bầu nào cũng nhận biết được do những biểu hiện này không biểu hiện rõ ràng hoặc khiến mẹ nhầm lẫn với những biểu hiện của đến tháng. Do đó, mẹ bầu cần chủ động thường xuyên theo dõi sức khỏe và có những biện pháp kiểm tra khi xuất hiện những dấu hiệu lạ. Mẹ có thể kiểm tra bằng que thử thai tại nhà trước hoặc xét nghiệm tại bệnh viện.

 

Những thay đổi trong tâm lý của mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Giai đoạn mang thai có thể thuận buồm xuôi gió đối với nhiều phụ nữ nhưng cũng có rất nhiều bà mẹ cảm thấy tâm trạng mình khá “bấp bênh” nhất là trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu. Nếu như bạn cũng cảm thấy mình trở nên dễ xúc động hơn vui buồn bất chợt hãy yên tâm – bạn không phải là trường hợp duy nhất đâu!

Bạn có thể trải qua một số những cảm giác sau đây nhưng đừng lo lắng đây là chuyện bình thường vì bạn đang trải qua một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mình mà.

  • Hứng thú ngạc nhiên nhưng đồng thời cũng lo lắng và bối rối
  • Thay đổi thất thường và bất chợt
  • Bạn muốn có một đứa con nhưng lại nghi ngờ liệu mình có thể là một bà mẹ tốt hay không
  • Có cảm giác muốn cho cả thế giới biết được bạn đang mang thai
  • Bạn sẽ cảm thấy yêu ông xã mình vô cùng nhưng rồi sau đó lại bỏ mặc.
  • Cảm thấy tiếc nuối khi phải chia tay “thời con gái” phải hy sinh sự nghiệp hoặc từ bỏ những bữa tiệc vui vẻ
  • Ngỡ ngàng khi nghĩ đến lúc bụng mình to hơn và ngực thì căng đầy rồi lo lắng không biết sau khi sinh mình sẽ trông như thế nào
  • Bạn trở nên nhạy cảm hơn có thể dễ dàng khóc khi coi một bộ phim buồn hay nhìn thấy ảnh của em bé.

Những thay đổi trong tâm lý của mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Trong giai đoạn đầu thai kỳ bạn sẽ cảm giác cơ thể có nhiều thay đổi vì có một sinh linh đang lớn dần trong bụng có nhiều suy nghĩ mà bạn chưa từng nghĩ tới hay thậm chí mơ về ngày bạn sinh con con bạn trông như thế nào v.v Đây là những dấu hiệu bình thường trong thời kỳ này. Bạn nên yên tâm đây chỉ là những thay đổi nội tiết tố trong thời gian bạn có thai

Những thay đổi về thể trạng của mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu tùy vào thể trạng của mỗi người mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy những chuyển biến của cơ thể. Ngoại trừ những dấu hiệu thông thường có thể bạn sẽ gặp những dấu hiệu như: phát hiện vết rạn da từ lỗ rốn kéo xuống. Một vài bà mẹ sẽ cảm thấy cổ tay mình tê buốt có thể kéo dài trong suốt quá trình mang thai. Hoặc có khả năng bạn sẽ bị táo bón khi mang thai thời kỳ đầu. Vì cơ thể mỗi người khác nhau nên cũng sẽ có những phản ứng khác nhau trong giai đoạn này. Vì thế bạn hãy tìm hiểu kỹ hơn về các dấu hiệu khi mang thai cũng như những dấu hiệu nhận biết khi thai kỳ có gì khác thường nhé.

Những thay đổi về thể trạng của mẹ bầu trong 3 tháng đầu

Chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ như thế nào?

1. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý

Ba tháng đầu mang thai là giai đoạn vô cùng quan trọng, là nền tảng tiền đề cho sự phát triển cho thai nhi trong toàn bộ thai kỳ. Do đó, việc quan trọng nhất khi chăm sóc sức khỏe cho bà bầu trong giai đoạn là phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý theo thể trạng của mẹ và bé. Mẹ bầu cần có sự tìm hiểu về các chất dinh dưỡng cần thiết và cung cấp đầy đủ các nhóm chất đó trong thực đơn hàng ngày. Một số dưỡng chất thiết yếu có thể kể đến như:

  • Axit Folic: Đây là dưỡng chất vô cùng quan trọng, giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ. Mẹ có thể bổ sung thông qua các loại rau xanh thâm như súp lơ xanh, cải xanh, rau muống, các loại hạt vừng, lạc, hay các loại ngũ cốc dinh dưỡng có chứa axit folic. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng viên uống bổ sung axit folic theo chỉ định của bác sĩ tùy thuộc vào tình trạng.
  • Protein: Bổ sung từ các thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt, cá, trứng, sữa,… Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng và mức độ ốm nghén, mẹ bầu cũng có thể sử dụng các nguồn protein từ thực vật để thay thế như các loại hạt đậu, đỗ,…
  • Sắt: Bổ sung từ các nguồn thực phẩm như thịt, gan, tim, cật, và các loại rau xanh, hạt dinh dưỡng,…
  • Canxi: Đây là khoáng chất có nhiều trong các loại hải sản, trứng, sữa,… Ngoài ra mẹ có thể bổ sung thông qua các loại hạt dinh dưỡng
  • Vitamin C & D3: Đây là 2 loại vitamin vi lượng giúp mẹ hấp thụ và chuyển hóa canxi tốt hơn. Mẹ có thể bổ sinh vitamin D thông qua việc tắm nắng hoặc sử dụng viên uống dinh dưỡng. Vitamin C có thể bổ sung qua các loại hoa quả như cam, bưởi,… hoặc các loại rau xanh.

Mẹ bầu nên làm gì trong 3 tháng đầu

2. Tập thể dục vừa phải

Nhiều quan niệm cũ cho rằng chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu trong thai kỳ thì nên tránh vận động. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng! Mẹ bầu nên tránh những hoạt động thể dục thể thao mạnh bởi thời gian đầu thai kỳ bởi đây là thời điểm cả cơ thể của mẹ và em bé đều đang chưa ổn định. Mẹ có thể phối hợp các bài tập thể dục nhẹ nhàng và đơn giản vào các hoạt động thường ngày để tăng cường sức khỏe. Không cần phải đến phòng tập, mẹ có thể đi bộ, kết hợp với các vận động chân tay nhẹ nhàng từ 15 – 20 phút, giúp mẹ tăng tuần hoàn máu, dễ hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng.

Mẹ cũng có thể tham gia các lớp tập yoga trong giai đoạn đầu thai kỳ. Mẹ hãy nhớ chọn những bài tập nhẹ nhàng với các tư thế thật thoải mái để không ảnh hưởng đến con nhé!

Mẹ bầu có thể tập thể dục nhẹ nhàng trong 3 tháng đầu

3. Thăm khám theo dõi sức khỏe theo lịch

Thăm khám đúng lịch là một trong những việc mà cần lưu tâm trong giai đoạn chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu 3 tháng đầu.

  • Lần khám đầu tiên: Khi mẹ bắt đầu có những dấu hiệu của bất thường như buồn nôn, đau bụng, có máu báo thai hay rõ rang nhất là chậm kinh nhiều ngày (thường thai nhi khi đó sẽ từ 3 – 5 tuần tuổi). Đây là là thời điểm mẹ bắt đầu có những dấu hiệu rõ ràng nhất của việc mang thai và thăm khám sẽ giúp mẹ xác định được chính xác mình có thai hay không, để từ đó có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu từ sớm.
  • Lần khám thứ hai: Khi thai nhi tròn 8 tuần tuổi. Mẹ cần thăm khám sức khỏe toàn diện cho cả mẹ và bé, đánh giá được sự ổn định của tim thai, phôi thai. Mẹ cũng có thể xin được thêm những lời khuyên về dinh dưỡng hay lên kế hoạch thăm khám và chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu từ bác sĩ chuyên môn.
  • Lần khám thứ ba: Khi thai nhi tròn 12 tuần tuổi. Đây là một mốc khám rất quan trọng mẹ cần phải nhớ bởi tuần thứ 12 là thời điểm sàng lọc được những dị tật của thai nhi (nếu có) thông qua một số xét nghiệm, kiểm tra.

 

 

Kết luận

Trên đây là những kinh nghiệm Zera đúc kết lại từ chia sẻ của nhiều mẹ bầu hiện đại. Ba tháng đầu thai kì là thời điểm nhạy cảm và nhiều thay đổi quan trọng đối với cả mẹ và bé. Do đó, việc tìm hiểu và lên một kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho mẹ bầu từ sớm là một điều vô cùng quan trọng và cần thiết.

Nếu mẹ đang băn khoăn tìm kiếm những sản phẩm bổ sung dinh dưỡng uy tín và lành tính được nhiều chuyên gia và các bác sĩ khuyên dùng, thì hãy tham khảo ngay combo 4 hộp viên bổ cho mẹ bầu, bao gồm:

  • Viên Sắt Blackmores Úc: Cung cấp hàm lượng sắt cao, lành tính, dễ hấp thụ mà không lo táo bón, giúp mẹ không lo thiếu máu, thiếu sắt trong suốt thai kỳ.
  • Viên Bioisland DHA: Cung cấp DHA cho con ngay từ những ngày đầu thai kỳ, giúp con phát triển trí tuệ ngay từ trong bụng mẹ
  • Viên Ostelin Calcium & Vitamin D3: Bổ sung đồng thời Canxi và Vitamin D3 cho mẹ và bé, giúp chắc xương, giảm đau lưng, đau xương cho mẹ.
  • Viên bổ Elevit: Viên bổ được đông đảo chị em tin dùng bởi cung cấp tổng hợp các loại khoáng chất, vitamin thiết yếu cho quá trình mang thai, phù hợp với cả chị em chuẩn bị mang thai hay đang trong thai kỳ.

Combo viên bổ cho mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ

Thông tin chi tiết về sản phẩm Ngũ cốc Zera, vui lòng truy cập tại đây . Mẹ bầu quan tâm đến sản phẩm đừng quên liên hệ cho Zera qua hotline hoặc qua Facebook để nhận tư vấn và những ưu đãi dùng thử siêu hot nha!

 

 

 

Bài viết liên quan

Trả lời