LÀM SAO ĐỂ MẸ BẦU GIẢM ỐM NGHÉN TRONG 3 THÁNG ĐẦU THAI KỲ

Bệnh ốm nghén phổ biến nhất trong 3 tháng đầu thai kỳ và ảnh hưởng đến khoảng 80% phụ nữ mang thai. Vậy ốm nghén là gì và mẹ bầu cần làm gì để có thể giảm nghén hiệu quả?

Ốm nghén là gì?Ốm nghén là gì?

Ốm nghén là tình trạng mẹ bầu gặp phải các biểu hiện hệ tiêu hoá bị khó chịu, đầy bụng đầy hơi, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi và có thể trở nên nhạy cảm hơn các mùi, vị của một số loại thức ăn.  Đây là tình trạng phổ biến trong thời gian đầu của thai kỳ. Về cơ bản, ốm nghén thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên ốm nghén nặng trong thời gian dài có thể gây đến nhiều bất tiện cho mẹ trong sinh hoạt hàng ngày, khiến mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi, thiếu chất và dẫn tới thiếu nước, thiếu dinh dưỡng.

Ốm nghén là gì?

Triệu chứng ốm nghén khi mang thai thường bắt đầu trước tuần thứ 9 của thai kỳ. Đối với hầu hết phụ nữ, tình trạng này sẽ biến mất sau khoảng 14 tuần mang thai. Một số sản phụ lại bị ốm nghén nặng, kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Có trường hợp kéo dài suốt thai kỳ.

Ốm nghén là tình trạng phổ biến trong 3 tháng đầu thai kỳ

Sự thật về ốm nghén

Ốm nghén có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày kể cả ban đêm, nhưng mức độ trầm trọng hơn thường vào buổi sáng. Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết. Tuy nhiên người ta nghi ngờ rằng, sự thay đổi đột ngột hormon thai kỳ có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Ốm nghén là gì?

Các chuyên gia tin rằng, sự tăng cao hormon estrogen có thể là một trong số các nguyên nhân dẫn tới tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu:

  • Estrogen có thể cao gấp 100 lần trong thời kỳ mang thai so với khi bạn không mang thai. Tuy nhiên, không có bằng chứng cho thấy sự khác biệt về mức estrogen giữa phụ nữ mang thai bị ốm nghén và không bị ốm nghén.
  • Progesterone cũng tăng khi phụ nữ mang thai. Progesterone tăng cao làm giãn cơ tử cung để ngăn ngừa sinh non. Tuy nhiên, nó cũng gây giãn dạ dày và ruột làm giảm nhu động, làm chậm quá trình luân chuyển thức ăn. Đồng thời  Progesterone gây tăng tiết axit dạ dày làm tăng cảm giác nôn nao, đầy bụng, kéo theo tình trạng nôn, buồn nôn.
  • Hormon HCG được sản sinh ra và tăng nhanh từ phôi thai ngay sau khi thụ thai. Một số chuyên gia gợi ý rằng có thể có mối liên hệ giữa bệnh hCG và chứng ốm nghén.
  • Cảm giác mùi – trong thời kỳ mang thai có sự gia tăng nhạy cảm với mùi, vị. Điều này có thể kích thích quá mức các triệu chứng buồn nôn bình thường.

Trên thực tế, một số nghiên cứu chỉ ra rằng ốm nghén nặng trong thời kỳ mang thai có thể là một dấu hiệu của một thai kỳ khỏe mạnh, với tỷ lệ sảy thai và thai lưu thai thấp hơn so với những trường hợp mang thai không có buồn nôn hoặc nôn. Đối với nhiều phụ nữ, các triệu chứng của ốm nghén là những dấu hiệu đầu tiên của thai nghén.

 

Các yếu tố tăng nguy cơ và mức độ ốm nghén

Bất kỳ phụ nữ mang thai nào đều có khả năng mắc chứng ốm nghén. Tuy nhiên, nguy cơ cao hơn nếu:

  • Người mẹ đã trải qua thời kỳ ốm nghén trong lần mang thai trước đó
  • Mẹ đang quá mong đợi có con
  • Các triệu chứng ốm nghén có thể nặng hơn ở phụ nữ mang đa thai.

Một số chuyên gia cho rằng ốm nghén có thể là một sự thích ứng tiến hóa để bảo vệ bà mẹ mang thai và con khỏi bị ngộ độc thực phẩm. Thai nhi dễ bị nhiễm độc nhất trong khoảng từ 6 đến 18 tuần, khi mà hầu hết các cơ quan đang trong quá trình hình thành và phát triển.

Mẹ bầu nên làm gì khi bị ốm nghén?

Ốm nghén quả thực không hề dễ chịu, và nhiều mẹ bầu sẽ có thắc mắc “Vậy nên làm thế nào để dễ chịu hơn trong thời gian đầu thai kỳ?”

Thay đổi chế độ dinh dưỡng giúp mẹ giảm ốm nghén

Thay đổi lối sống và cải thiện chế độ ăn uống có thể giúp thai phụ cảm thấy đỡ hơn. Có thể áp dụng những gợi ý sau đây:

  • Bổ sung vitamin tổng hợp.
  • Ăn nhẹ với bánh mì khô hoặc bánh quy vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường để tránh bụng đói khi di chuyển.
  • Uống nước nhiều lần.
  • Tránh tiếp xúc với mùi khó chịu.
  • Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ, thay vì ba bữa chính.
  • Nếu có thể, dùng những món ăn nhạt. Ví dụ, chế độ ăn kiêng BRATT (bao gồm chuối, gạo, táo, bánh mì nướng và trà) ít chất béo và dễ tiêu hóa.
  • Sử dụng trà gừng, viên nang gừng và kẹo gừng (chế biến từ gừng thật).
  • Nếu nôn ói quá nhiều, men răng có khả năng bị mòn do acid dạ dày trào ngược lên. Để khắc phục, có thể súc miệng với một ly nước hòa tan khoảng một muỗng cà phê baking soda để giúp trung hòa acid và bảo vệ men răng.

 

Mẹ bầu bị ốm nghén cần tìm đến bác sĩ khi nào?

Mặc dù ốm nghén là tình trạng phổ biến ở mẹ bầu trong giai đoạn đầu thai kỳ và thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, mẹ vẫn không được chủ quan bởi thời gian đầu thai kỳ cũng là thời điểm mà mẹ cần cẩn thận nhất, do cơ thể mẹ đang có nhiều sự thay đổi và thai nhi trong giai đoạn này cũng chưa thực sự ổn định. Do đó, nếu trong thời gian ốm nghén, mẹ gặp những triệu chứng dưới đây cần liên hệ ngay với các bác sĩ để có thể thăm khám và có phương pháp điều chỉnh phù hợp:

  • Triệu chứng buồn nôn hoặc nôn nghiêm trọng
  • Tiểu ít hoặc/và nước tiểu có màu sậm
  • Không thể ăn, uống
  • Chóng mặt, mờ mắt, choáng váng, ngất khi đứng lên hoặc thay đổi tư thế đột ngột
  • Nhịp tim đập nhanh
  • Nôn ra máu

Khi nào mẹ bầu ốm nghén cần tới bác sĩ

Các triệu chứng trầm trọng này thường xuất hiện trong tuần thứ 6 của thai kỳ, phát triển khoảng 1-2% các trường hợp mang thai. Nếu nồng độ ketone trong nước tiểu được tìm thấy cao, có thể là mẹ bị suy dinh dưỡng do nôn quá nhiều.

Hầu hết phụ nữ mang thai nhận thấy rằng chứng ốm nghén sẽ cải thiện sau tuần thứ 12 -16 của thai kỳ. Trong 90% trường hợp mắc chứng nôn ói, các triệu chứng biến mất vào tháng thứ năm của thai kỳ.  Nhưng không may vẫn có một số ngoại lệ, triệu chứng ốm nghén kéo dài tới tuần 20, thậm chí trong suốt thai kỳ.

 

Lời kết

Như vậy, ốm nghén là bệnh mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải. Các mức độ ốm nghén tuy có khác nhau nhưng ít nhiều đều khiến mẹ mệt mỏi, khó chịu. Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống cần được thực hiện đầu tiên để giảm thiểu ốm nghén, nhưng nếu cần thiết vẫn cần điều trị bằng thuốc theo chỉ đinh của bác sĩ. Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn giải tỏa lo lắng và khắc phục tình trạng ốm nghén của mình để thai kỳ diễn ra nhẹ nhàng, suôn sẻ như ý.

Tự tin là ngũ cốc giảm nghén đầu tiên tại Việt Nam, là người bạn đồng hành của nhiều mẹ bầu hiện đại trong suốt quá trình mang thai, ngũ cốc Zera có được lòng tin của khách hàng. Ngũ cốc Zera đã và đang là người bạn đồng hành cùng hơn 500.000 mẹ bầu hiện đại khắp Việt Nam.

Ngũ cốc Zera có tác dụng giảm nghén hiệu quả

Với thành phần 100% tự nhiên, ngũ cốc Zera được làm từ 15 loại hạt dinh dưỡng: Óc chó Mỹ Chandler, hạt chia Úc Absolute, hạnh nhân Mỹ, hạt macca Úc, yến mạch Quaker Oats, hạt sen, mè đen, mè vàng, gạo lứt huyết rồng… và những loại đậu chứa hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao phù hợp với mẹ bầu để bổ sung dinh dưỡng cho suốt thai kỳ

 

Mẹ bầu quan tâm đến sản phẩm Ngũ cốc dinh dưỡng Zera vui lòng tìm hiểu thêm tại đây hoặc inbox trực tiếp cho Fanpage của nhà Zera để nhận được tư vấn nhanh nhất nhé!

 

 

Bài viết liên quan

Trả lời