10 LƯU Ý CHO MẸ BẦU TRONG NHỮNG THÁNG CUỐI THAI KỲ

Những tháng cuối thai kỳ mẹ sẽ cần lưu ý những điều gì? Tìm hiểu ngay nhé!

Những thay đổi của mẹ bầu trong những tháng cuối thai kỳ

Những thay đổi bình thường của mẹ bầu trong 3 tháng cuối

Tháng cuối cùng khi mang thai là giai đoạn quan trọng nhất, đánh dấu sự kết thúc của hành trình mang thai và sự khởi đầu của một cuộc sống mới. Có rất nhiều điều bố mẹ cần tất bật chuẩn bị, tuy nhiên sức khỏe của mẹ và bé vẫn nên được ưu tiên hàng đầu.

Giai đoạn này cơ thể người mẹ sẽ có nhiều thay đổi, mẹ cần đặc biệt lưu ý những thay đổi này xem liệu chúng bình thường hay bất thường, vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé sau này. Dưới đây là một số thay đổi thông thường mẹ có thể nhận thấy:

  • Bụng trở nên nặng nề và to hơn khiến mẹ cảm thấy khó thở, khó chịu, mệt mỏi và khó ngủ;
  • Đau lưng do áp lực cân nặng gia tăng, vùng hông và vùng xương chậu có cảm giác khó chịu vì dây chằng giãn ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở sắp tới;
  • Đầu vú tiết sữa non;
  • Xuất hiện cơn gò sinh lý Braxton-Hicks: đây là cơn gò giả chuẩn bị cho cơn gò thật xảy ra khi chuyển dạ. Mặc dù không mang tính chất dữ dội như cơn gò thật nhưng cũng gây nên không ít khó chịu cho mẹ bầu;

  • Tiết nhiều dịch âm đạo hơn: khi tiến  gần đến ngày dự sinh bạn sẽ thấy dịch âm đạo đặc hơn, trong, có khi lẫn máu. Đây là dấu hiệu cổ tử cung đã bắt đầu giãn nở, là nút nhầy báo hiệu kỳ sinh nở sắp đến. Nếu đột nhiên vùng dưới ra nhiều nước thì có thể bạn đã vỡ ối. Lúc này cần đi viện cấp cứu ngay;
  • Ra máu âm đạo: cảnh báo chuyển dạ hoặc nhau bong non, nhau tiền đạo, thậm chí là sinh non;
  • Đi tiểu nhiều lần: sự gia tăng về kích thước của thai nhi đã gây chèn ép bàng quang khiến mẹ bầu thường xuyên bị buồn tiểu. Thậm chí mẹ có thể bị són tiểu khi cười lớn, ho, hắt hơi hay tập thể dục;
  • Táo bón và trào ngược dạ dày: hàm lượng progesterone tăng cao vào những tháng cuối thai kỳ khiến các cơ tiêu hóa và cơ thực quản giãn ra;
  • Rạn da vùng bụng, mông, ngực hoặc đùi vì da bị kéo căng khi thai nhi lớn dần lên và cân nặng của mẹ gia tăng. Mỗi tuần mẹ bầu tăng trung bình từ 0,2 – 0,5 kg. Trong suốt thai kỳ mẹ sẽ tăng khoảng 11 – 15 kg. Đây là tổng hợp từ trọng lượng cơ thể bé, nước ối, nhau thai, thể tích máu và chất lỏng, mô vú,…;
  • Giãn tĩnh mạch chân, sưng nhẹ ở mặt và mắt cá chân: nguyên nhân có thể là do cơ thể tích nước, nếu tình trạng này nghiêm trọng thì hãy cảnh giác vì đây là một trong những triệu chứng của tiền sản giật;
  • Đau thần kinh tọa: cơn đau xuất phát từ lưng xuống dưới mông và chân, nguyên nhân là do thay đổi hormone khi mang thai hoặc thai nhi đè vào dây thần kinh tọa.

Mẹ bầu 3 tháng cuối thai kì cần lưu ý những dấu hiệu trên

Lưu ý những dấu hiệu bất thường cho mẹ bầu 3 tháng cuối

Lưu ý khi mang thai 3 tháng cuối nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây, mẹ nên đi khám càng sớm càng tốt:

  • Đau bụng thường xuyên, ngày càng đau hơn.
  • Khi đi tiểu cảm thấy đau hoặc nóng rát.
  • Hay xây xẩm, chóng mặt.
  • Chảy máu.
  • Tháng cuối thấy dấu hiệu rỉ nước ối sớm.
  • Tình trạng tăng cân diễn ra quá nhanh hoặc quá chậm.
  • Thai nhi ít đạp hoặc không chuyển động.

Lưu ý những dấu hiệu bất thường những tháng cuối thai kỳ

10 điều khi mang thai tháng cuối cần lưu ý

Nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé trong tháng cuối cùng của thai kỳ, cũng như chuẩn bị tốt nhất cho thời điểm lâm bồn, mẹ cần lưu ý một số điều sau đây:

  1. Trong tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ cần gặp bác sĩ sản khoa mỗi tuần. Trong mỗi lần khám, bác sĩ sẽ kiểm tra cổ tử cung của mẹ có những thay đổi gì chỉ ra các dấu hiệu báo sinh. Trong những lần khám cuối cùng với bác sĩ sản khoa, hãy hỏi bác sĩ nếu mẹ vẫn còn bất kỳ câu hỏi nào về chuyển dạ và sinh nở.
  2. Tập thở: Với việc tăng kích cỡ bụng, mẹ sẽ khó thở hơn. Vì vậy, tốt hơn là mẹ nên học các kỹ thuật thở và cũng có thể tham gia các lớp học yoga trước khi sinh. Ngoài ra, khi mẹ bước vào chuyển dạ thực sự, các kỹ thuật thở này sẽ giúp mẹ rất nhiều.
  3. Tập thể dục cho bà bầu: nếu bác sĩ của mẹ chấp thuận, mẹ có thể và nên tiếp tục di chuyển. Tập thể dục có thể giúp mẹ làm giảm đau nhức trong giai đoạn những tháng cuối thai kỳ, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp tâm trạng tốt hơn và thậm chí có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng như tiền sản giật hoặc tiểu đường thai kỳ.
  4. Hãy chuẩn bị tinh thần và thể chất cho những điều sắp xảy ra. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên uống thuốc bổ vitamin. Ăn một lượng nhỏ vài lần và ăn những thức ăn lành mạnh.
  5. Mẹ không nên hút thuốc hoặc uống rượu vì chúng có thể gây hại nghiêm trọng cho bé của mẹ. Mẹ nên tự hào về mình là đã đối mặt với tất cả những thách thức, đau đớn, đau nhức và khó chịu. Bây giờ mẹ đang ở trong giai đoạn hân hoan chào đón một thiên thần nhỏ bé sắp ra đời.
  6. Hãy cố gắng thư giãn càng nhiều càng tốt và mẹ chỉ nên nghĩ đến các khía cạnh tích cực về những việc sắp tới. Hãy dành thời gian để đọc hay suy nghĩ về những ngày đầu của em bé để giúp ngăn ngừa sự hoảng loạn và căng thẳng sau khi sinh. Nghe nhạc thư giãn và uống một lượng nước trái cây mình thích để có cảm giác thoải mái hơn.
  7. Ngủ, ngủ, và ngủ: Điều này xuất phát từ kinh nghiệm các mẹ bầu. Mẹ cố gắng tranh thủ ngủ khi có thể. Mất ngủ có thể gây nhiều ảnh hưởng bất lợi cho mẹ, hãy cố gắng nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Chất lượng giấc ngủ không những tốt cho mẹ mà cả cho bé yêu đang phát triển trong bụng mẹ.
  8. Nếu bạn đã con, nên dành thời gian để chuẩn bị tinh thần cho con vể việc bé sẽ trở thành anh/chị gái của em bé trong bụng mẹ. Mẹ có thể thủ thỉ với bé về việc đặt tên cho em, chọn màu áo, màu quần,…giúp bé khỏi bỡ ngỡ khi em ra đời. Đó là một cách quan trọng để củng cố mối quan hệ gia đình.
  9. Mẹ hay ông xã cũng nên lập danh sách những ai có thể giúp đỡ khi mẹ sinh trong bệnh viện và phân công cụ thể ai làm gì cùng giờ giấc thích hợp. Tình huống khẩn cấp nên liên hệ ai, ngoài ông xã của mẹ ra.
  10. Lập kế hoạch tuyến đường đến bệnh viện: trong điều kiện hay kẹt xe hiện nay, hành trình đến bệnh viện trong giai đoạn mẹ chuyển da thực sự đó cũng là mối lo âu. Nhưng nếu mẹ và ông xã có kế hoạch định tuyến trước, có thể giúp tài xế lái xe an toàn và hợp lý đến bệnh viện kịp thời hơn.

Bố mẹ cần chuẩn bị gì trong tháng cuối thai kỳ?

Dưới đây là những điều quan trọng bố mẹ cần lưu ý chuẩn bị ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ:

  • Mẹ nên chuẩn bị bộ dụng cụ cho bé khi sinh (đa phần hiện nay ở các bệnh viện có làm điều này, nhưng cũng tùy từng nơi).
  • Chuẩn bị giường cũi, gối, khăn lông, dụng cụ tắm rữa, vệ sinh cho bé tại nhà (sau khi bé được xuất viện).
  • Khi chọn đồ cho bé, mẹ chỉ cần mua vừa đủ, không nên mua quá nhiều vì bé sẽ lớn rất nhanh và không mặc vừa nữa.
  • Trang trí phòng bé cũng là điều nên làm nếu mẹ có điều kiện kinh tế.
  • Đem thẻ bảo hiểm y tế của mẹ, giấy tờ khám bệnh và sổ theo dõi sức khỏe mẹ trong kỳ mang thai.
  • Tìm hiểu cách chăm sóc hậu sản cho mẹ nhằm giúp mẹ phục hồi nhanh nhất sau sinh
  • Cùng nhau thảo luận và quyết định tên cho con

Mẹ bầu 3 tháng cuối thai kì cần chuẩn bị

Lời kết

Đến với những tháng cuối cùng của thai kỳ, đồng nghĩa với việc mẹ sắp sửa chào đón thêm một thành viên mới của gia đình nhỏ. Đây có lẽ sẽ là một gian đoạn khó khăn, nhưng hãy luôn giữ một tâm lý thật thoái mái, cùng một sức khoẻ thật tốt, để có thể chào mừng thiên thần nhỏ mẹ nhé!

Thấu hiểu những vất vả và lo lắng của chị em, Zera đã nghiên cứu và đưa tới chị em dòng sản phẩm Ngũ cốc dinh dưỡng Zera với thành phần từ 15 loại hạt ngũ cốc hoàn toàn từ thiên nhiên, được chọn lọc trong và ngoài nước. Ngũ cốc dinh dưỡng Zera là giải pháp dinh dưỡng hoàn hảo cho mẹ kể cả trước – trong – sau khi mang thai bởi chỉ với 2 cốc mỗi ngày, chị em đã nạp đầy đủ hơn 22 loại dưỡng chất khác nhau với công thức dinh dưỡng được điều chế riêng cho thể trạng phụ nữ Việt.

Hơn 500.000 mẹ bầu đã tin tưởng và lựa chọn Zera đồng hành trên hành trình mang thai! Mẹ bầu quan tâm đến sản phẩm hãy truy cập tại đây  hoặc liên hệ trực tiếp với Zera qua Facebook để nhận tư vấn và những ưu đãi dùng thử siêu hot nha!

Bài viết liên quan

Trả lời